Nghề Bếp Á Âu - Trường dạy nghề nấu ăn chuyên nghiệp

Học nấu ăn ngon với GV dạy nấu ăn hàng đầu. Khóa học nấu ăn ngắn hạn, mở quán, nhà hàng, gia đình theo yêu cầu với bí quyết nấu trên 1000 món ăn Á Âu

Kỹ năng quan sát là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát

Vai trò của kỹ năng quan sát khá quan trọng, bởi nó giúp cho kỹ năng giao tiếp của con người trở nên hoàn thiện và cơ hội thành công trong cuộc sống cũng cao hơn. Vậy kỹ năng quan sát là gì? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng quan sát? Cùng Nghề Bếp Á Âu tìm hiểu ngay sau đây nhé!


Là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, kỹ năng quan sát không chỉ đơn giản là dừng ở việc nhìn, ngắm mà đó còn là cách bạn phân tích, thấu hiểu và đối đáp phù hợp. Và tất nhiên, đây không phải là năng khiếu bẩm sinh, mà đó là kết quả của quá trình bạn học hỏi và siêng năng rèn luyện.

Kỹ năng quan sát là gì?

Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng. Khác với bản năng quan sát thông thường, kỹ năng quan sát không nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ nghiên cứu, y tế, khoa học, công nghệ, dịch vụ… đều đòi hỏi ở nhân sự phải có kỹ năng quan sát. Vì nó giúp con người nhận ra bản chất vấn đề nhanh chóng, từ đó đưa ra những phương pháp, ý tưởng thích hợp nhất. Quan sát là một kỹ năng bởi nó không đơn thuần phụ thuộc vào thị giác mà nó còn có thể rèn luyện để phát triển hơn nữa. Và rèn luyện các kỹ năng mềm trong đó có kỹ năng quan sát sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của bản thân.

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp

Trong giao tiếp, kỹ năng quan sát giúp chúng ta thấu hiểu tâm tư và tình cảm của đối phương thông qua cử chỉ, hành động và những biểu hiện trên gương mặt. Nhờ đó, ta biết được họ đang buồn hay vui, đang tức giận hay phiền não, từ đó có cách ứng xử phù hợp.

Khi quan sát và phân tích chính xác bạn sẽ biết tiết chế lời nói, hành động và biểu lộ cảm xúc an ủi, chia sẻ để cuộc trò chuyện trở nên có ý nghĩa hơn. Đồng thời, người đối diện sẽ cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng bạn. Đây chính là những tiền đề quan trọng giúp cuộc giao tiếp thành công và khiến mối quan hệ của bạn trở nên tốt đẹp hơn.

Rèn luyện kỹ năng quan sát

Để kỹ năng quan sát trở nên tốt hơn, bạn phải đồng thời rèn luyện những khả năng sau:

Khả năng nhẫn nại

Khi tham gia một môi trường mới hoặc bước vào cuộc giao tiếp với người lạ, bạn phải biết nhẫn nại. Nhẫn nại quan sát cử chỉ, hành động của họ, nhẫn nại trò chuyện để khám phá những điều mới mẻ. Nếu bạn vội vàng, bạn sẽ bỏ qua nhiều chi tiết nhỏ nhoi nhưng đắt giá hoặc bạn không thể quan sát được cảm xúc của con người. Do đó, trước tiên bạn phải nhẫn.

Khả năng tập trung và phân tích

Đừng tưởng rằng khả năng tập trung sẽ rất dễ rèn luyện, thực chất nó rất khó bởi xung quanh chúng ta luôn tồn tại nhiều điều chi phối ánh mắt, cảm xúc và suy nghĩ của ta. Và bạn không thể nhận ra được điều gì nếu bạn cứ nhìn hoặc nghĩ về nơi khác mà không tập trung vào người đối diện. Tập trung không phải nhìn chăm chăm vào một điểm mà bạn còn phải đặt cả tâm trí mình vào. Hơn nữa, bạn cũng phải rèn luyện óc phân tích để đánh giá sơ bộ về sự vật, hiện tượng hoặc cong người để đưa ra cách ứng phó phù hợp.

Thấu hiểu cảm xúc

Thấu hiểu cảm xúc là mấu chốt quan trọng nhất để bạn rèn luyện kỹ năng quan sát. Bởi trong giao tiếp, mục đích cao nhất chính là sự thấu hiểu. Nếu chỉ nhìn nhận sự việc thông qua vẻ ngoài nhưng không thấu hiểu sự thật đằng sau đó sẽ làm bạn khó rèn luyện tốt kỹ năng quan sát.

Tổng kết

Giờ thì bạn đã hiểu kỹ năng quan sát là gì và tầm quan trọng của quan sát trong giao tiếp chưa nào? Kỹ năng quan sát giúp cho cuộc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả cao hơn, giúp bạn thấu hiểu người khác, đồng thời nhận được sự tin tưởng và yêu mến. Vì thế, đừng quên rèn luyện kỹ năng này ngay bây giờ bạn nhé!

Kỹ năng lắng nghe là gì? Vai trò của kỹ năng lắng nghe

Bạn luôn nghĩ rằng bạn là người biết lắng nghe, thế nhưng đó chỉ dừng lại là nghe thông thường. Kỹ năng lắng nghe không đơn thuần là nghe mà nó còn là sự thấu hiểu và học hỏi. Vậy thật sự kỹ năng lắng nghe là gì? Lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào? Cùng Nghề Bếp Á Âu tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Nghe là một quá trình thụ động chỉ việc chúng ta tiếp nhận mọi loại âm thanh. Còn lắng nghe là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói. Phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện.

Mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thành thạo. Kỹ năng lắng nghe không chỉ áp dụng vào môi trường làm việc mà còn áp dụng vào đời sống gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Và kỹ năng lắng nghe cũng là điều cơ bản mà một doanh nghiệp, công ty đòi hỏi ở nhân viên của họ.

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Trong công việc

Dù là ngành nghề nào từ luật sư, tư vấn, bán hàng, nhân viên văn phòng… thì kỹ năng lắng nghe luôn luôn quan trọng. Lắng nghe không chỉ giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm; thấu hiểu tích cách, thói quen, sở thích, tâm tư tình cảm của đồng nghiệp, khách hàng, đối tác mà còn giúp ta đưa ra được những ý tưởng để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đặc biệt, đối với các nhà lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp họ thấu hiểu nhân viên của mình, tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả làm việc.

Trong cuộc sống

Kỹ năng lắng nghe giúp chúng ta xây dựng và phát triền mối quan hệ. Vì trong giao tiếp, ai cũng muốn được người khác lắng nghe, muốn có nơi để trút nỗi phiền muộn. Do đó, nếu bạn biết cách lắng nghe, khích lệ, ủng hộ đúng cách, thì cuộc giao tiếp sẽ thành công hơn. Từ đó, mối quan hệ của bạn sẽ trở nên gắn bó và tin tưởng hơn.

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Tập trung lắng nghe

Tập trung lắng nghe những gì người khác nói chính là tôn trọng họ. Trong quá trình giao tiếp, sự lơ đễnh, thiếu tập trung vào câu chuyện sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người nói. Nếu bạn chỉ nghe ngẫu nhiên nhưng không tập trung, không hiểu người đối diện nói những gì nghĩa là bạn chưa đặt mình vào câu chuyện. Sự tập trung của bạn còn thể hiện qua cảm xúc, ánh mắt, thái độ, cử chỉ khi trò chuyện.

Khuyến khích người nói

Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể bày tỏ thái độ, cảm xúc của mình để bày tỏ quan điểm của mình với những gì họ nói như: Cười, gật đầu, tiếc nuối, hạnh phúc, lo lắng… Hoặc bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể là lắc lư, bắt tay, đặt tay lên vai, xích lại gần hơn…

Bên cạnh đó, bạn có thể biểu đạt bằng những câu như: “Thế à!”, “Ồ, tôi hiểu rồi!”, “Tiếp đến thế nào?”… Những biểu hiện của bạn sẽ là nguồn an ủi, khuyến khích người nói, tạo động lực cho cuộc rèo chuyện, giúp họ sẵn lòng chia sẻ và khiến mối quan hệ gắn bó hơn.

Phản hồi người nói

Cứ mãi lắng nghe vẫn chưa đủ, bạn không thể chỉ lắng nghe trong suốt một câu chuyện dài mà bạn cần bày tỏ sự quan tâm bằng cách trả lời những câu nói của người đối diện. Hoặc bạn có thể đặt câu hỏi liên quan đến những nội dung đang nói để gợi mở câu chuyện, giúp cho họ chia sẻ nhiều hơn. Sự phản hồi của người nghe sẽ giúp cho cuộc trò chuyện thêm phần sinh động.

Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng rằng bạn sẽ hiểu hơn về kỹ năng lắng nghe là gì, tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe trong đời sống và cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe thành thạo. Hãy cố gắng rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng này ngay từ bây giờ bạn nhé!

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ được xem là yếu tố quan trọng giúp cuộc giao tiếp thành công và khiến mối quan hệ của con người càng thân thiết. Vậy giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Có chức năng như thế nào? Và cần lưu ý những gì? Hãy cùng Nghề Bếp Á Âu tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

Giao tiếp phi ngôn ngữ là cách gửi và nhận thông điệp từ những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những thao tác của từng bộ phận trên cơ thể như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, giọng điệu, dáng đứng, khoảng cách…

Theo các nhà khoa học, trong quá trình giao tiếp, lời nói gồm 3 yếu tố chính là ngôn ngữ, cường độ giọng nói và phi ngôn ngữ. Trong đó, ngôn ngữ góp phần nhỏ nhất với 7,01% tác động đến người nghe, 37,98% là cường điệu giọng nói và phi ngôn ngữ trở nên quan trọng nhất với 55,01%. Chức năng của giao tiếp phi ngôn ngữ là giúp cho thông điệp được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng, giúp người tham gia giao tiếp hiểu rõ hơn về cảm xúc của người đối diện nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ

Trong xã hội hiện đại, nhất là công việc kinh doanh, giao tiếp phi ngôn ngữ lại có tầm quan trọng rất lớn. Nó giúp cho mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự kiềm chế cảm xúc, tự ý thức và điều khiển được ngôn ngữ cơ thể. Đồng thời, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp chúng ta hiểu rõ đối tác mà ta đang tiếp cận để đưa ra những định hướng đúng đắn.

Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ còn được thể hiện trong những tình huống khi chúng ta tiếp xúc lần đầu với một người khác. Ngoài việc để ý các cử chỉ, điệu bộ và nội dung của người đối diện, bạn còn phải học cách đọc và hiểu ý nghĩa của những chúng. Từ đó, bạn sẽ có được kinh nghiệm, giúp bạn nhận biết được người đối diện, nhận ra chính mình và học cách kiểm soát bản thân trong giao tiếp tốt hơn.

Những điều cần lưu ý về giao tiếp phi ngôn ngữ

Ở mỗi quốc gia, mỗi cử chỉ trong giao tiếp phi ngôn ngữ mang những ý nghĩa khác nhau. Và nó khiến bạn phải chủ động tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của họ để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Biểu hiện nét mặt

Nụ cười được xem là vũ khí lợi hại mang đến sự thoải mái, vui vẻ, cởi mở trong giao tiếp. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp nụ cười lại có nhiều ý nghĩa khác. Nụ cười của người Mỹ mang xu hướng biểu lộ cảm xúc rõ ràng hơn người Nga hay người châu Á. Và với người Nhật, họ cười để thể hiện lòng kính trọng hoặc che giấu sự buồn phiền.

Cái gật đầu

Với chúng ta, lắc đầu có nghĩa là không, gật đầu là có, thì với đất nước Hy Lạp hay Bulagria, bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi thấy mọi thứ đều ngược lại hoàn toàn. Gật đầu trong văn hóa của họ là “không” còn lắc đầu lại mang ý nghĩa là “Có”. Vì thế, hãy cẩn thận khi sử dụng cử chỉ của cái để tránh gây ra những hiểu nhầm ngớ ngẩn.

Cử chỉ ngón tay

Dùng ngón tay để giao tiếp là loại giao tiếp phi ngôn ngữ không được phổ biến. Tuy nhiên, ở mỗi nơi, cử chỉ của ngón tay sẽ có sự khác biệt rất lớn về mặt ý nghĩa. Chẳng hạn như, khi bạn giơ ngón cái lên đó là thể hiện sự đồng ý, với người Mỹ đó là sự đồng tình hay khích lệ, còn với một số nước Tây Phi nó mang ý nghĩa là đồ dở hơi.

 

Khoảng cách

Khoảng cách giữa những người trong cuộc trò chuyện cũng mang những ý nghĩa khác biệt. Nếu như ở Trung Đông, các nước Mỹ Latinh, người nói chuyện có xu hướng gần nhau để thể hiện sự thân mật, thì ở Mỹ hay một vài nước châu Âu, người ta sẽ giữa khoảng cách xa hơn để thể hiện sự tôn trọng.

Sự đụng chạm

Bắt tay là hành động phổ biến khi mọi người gặp nhau. Tuy nhiên, một số hành động như ôm hôn thì không được áp dụng rộng rãi, nhất là các nước châu Á, đôi khi nó mang cả ý nghĩa khiếm nhã. Do đó, hãy cẩn trọng khi sử dụng những hành động này nhé!

Giao tiếp bằng ánh mắt

Đối với quan niệm của người châu Âu, khi trò chuyện và nhìn chăm chăm vào người đối diện sẽ thể hiện sự thành thật, không cố che giấu điều gì đó. Ngược lại, ở các nước châu Á, nhìn vào người đối diện sẽ bị cho rằng vô lễ và làm mất lòng người khác.

Tổng kết

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ giao tiếp phi ngôn ngữ là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Mong rằng bạn sẽ vận dụng thật tốt vào cuộc sống và công việc hằng ngày!

Kỹ năng tự nhận thức bản thân là gì? Tác dụng của kỹ năng tự nhận thức

Xã hội ngày càng phát triển, những ngành nghề mới hàng loạt ra đời, các sản phẩm công nghệ không ngừng được cải tiến mỗi ngày và những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, kỹ năng tự nhận thức bản thân là rất cần thiết đối với mỗi người, giúp chúng ta đưa ra những hành động và suy nghĩ đúng đắn nhất.

Kỹ năng tự nhận thức bản thân là gì?

Tự nhân thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thực được tư duy và niềm tin của mình, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời.

Kỹ năng nhận thức bản thân không những giúp bạn hiểu về bản thân mình mà còn dễ dàng hiểu được người khác, cách họ suy nghĩ về bạn cũng như thái độ và sự phản hồi của bạn.

Tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức bản thân

Khi bạn bắt đầu nâng cao khả năng nhận thức, những suy nghĩ cá nhân hay cách bạn giải thích một vấn đề sẽ thay đổi trước tiên. Sự thay đổi về mặt tinh thần này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, giúp bạn suy nghĩ đúng đắn và thông minh hơn, cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của cuộc đời bạn trong tương lai.

Sự tự nhận thức là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà bạn mong muốn. Điều này giúp bạn xác định được đam mê và niềm yêu thích của mình, cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, bạn sẽ có khả năng nhận biết những suy nghĩ và cảm xúc của mình đang dẫn bạn đi tới đâu và có thể thay đổi chúng khi bạn muốn. Một khi đã có nhận thức chính xác về tư duy, lời nói, cảm xúc và ngôn ngữ của bản thân thì đó là lúc bạn có thể thay đổi và nắm giữ mọi hướng đi trong tương lai của chính bản thân.

Làm sao để nâng cao kỹ năng tự nhận thức bản thân

Nhìn nhận bản thân theo hướng khách quan

Nếu như bạn có thể xem xét bản thân bằng một cái nhìn khách quan, bạn sẽ học được cách chấp nhận chính mình và cách để thành công trong tương lai. Vậy bạn nên làm như thế nào?

– Xác định những hiểu biết cụ thể về bản thân bằng cách viết chúng ra giấy. Chúng có thể là những ưu điểm hoặc khuyết điểm của bạn.

– Nghĩ về những điều khiến bạn tự hào, hoặc một tài năng nào đó khiến bạn trở nên nổi bật hơn trong cuộc sống.

– Nghĩ về tuổi thơ của bạn và những điều đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi đó. Điều gì đã thay đổi, còn điều gì vẫn giữ nguyên? Vì sao những điều ấy lại thay đổi?

– Thuyết phục mọi người xung quanh thật lòng nói ra suy nghĩ của họ về bạn, ghi nhớ chúng thật kĩ.

– Cuối cùng, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới về chính bản thân bạn và về cuộc sống của bạn.

Viết nhật kí

Bạn có thể viết về bất cứ thứ gì trong nhật kí. Ghi lại những suy nghĩ của bạn lên giấy giúp bạn bỏ bớt hoặc xóa đi những ý tưởng cũ, đồng thời dọn chỗ cho những thông tin và những ý tưởng mới.

Mỗi buổi tối hãy dành ít thời gian để viết nhật kí, viết về những suy nghĩ và tình cảm của bạn, về những điều thành công hoặc là thất bại trong ngày hôm đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có động lực để đi về phía trước, về phía mục tiêu của mình.

Hãy tự soi chiếu bản thân bằng cách dành thời gian để nghĩ xem sẽ ra sao nếu bạn là nhà lãnh đạo thì những nhân viên dưới trướng của bạn sẽ hành động ra sao? Nghĩ về những việc bạn có thể làm để giúp đỡ người khác. Giá trị thực sự của bạn là gì, điều gì quan trọng nhất với bạn trong lúc này?

Tất cả những câu hỏi mang tính tự phản chiếu giúp bạn xác định rõ ràng hơn rằng bạn là ai, bạn muốn gì trong cuộc sống hiện tại.

Viết ra những mục tiêu, kế hoạch ưu tiên của bạn

Hãy liệt kê những mục tiêu của bạn ra giấy và lên kế hoạch từng bước để hiện thực hóa chúng từ những con chữ. Chia nhỏ những mục tiêu lớn để bạn không bị “choáng” ngay từ lúc bắt đầu, và hãy bắt tay vào thực hiện ngay từ hôm nay.

Thực hiện việc tự phê bình mỗi ngày

Để nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, bạn nhất định phải làm công việc tự phản chiếu. Luyện tập việc tự phê bình đều đặn sẽ giúp bạn trở thành một người tốt hơn mỗi ngày.

Bởi vì việc tự phê bình yêu cầu thời gian, thế nên hãy bắt đầu tập việc dành riêng 15 phút mỗi ngày cho nó. Tự phản chiếu là cách hiệu quả nhất khi bạn đang sử dụng nhật kí để ghi lại những suy nghĩ của mình. Đó cũng là một ý tưởng tuyệt vời cho việc tìm một nơi nào đó yên tĩnh và suy tư.

Luyện tập thiền và những thói quen chánh niệm khác

Thiền là một cách luyện tập hiệu quả để nâng cao khả năng tự nhận thức một cách tập trung. Bạn cũng có thể tìm được sự tập trung và sáng suốt cho bản thân khi thiền.

Trong lúc thiền, bạn có thể tập trung nghĩ về những câu hỏi sau:

– Mục tiêu của bạn trong cuộc sống là gì?

– Những gì bạn đang làm có hiệu quả không?

– Những gì bạn đang làm liệu có cản trở bạn đến với thành công hay không?

– …

Nếu không thích thiền, bạn có thể thử các hoạt động có tác dụng đem lại cho bạn cảm giác thanh thản, ví dụ như rửa bát, đi dạo hoặc đi chùa.

Yêu cầu những người bạn đáng tin cậy nhận xét về bạn

Lắng nghe ý kiến từ bạn bè, thầy cô, gia đình vì họ chính là những tấm gương chân thực nhất phản ánh con người bạn. hãy cho họ biết rằng bạn mong muốn được nghe những lời góp ý cơi mở, chân thành và khách quan nhất. Đồng thời, hãy cho bạn bè mình biết rằng họ làm thế để giúp bạn, chứ không phải để gây tổn thương. Bạn cũng nên tự tin hỏi lại bạn bè những vấn đề đang bàn luận mà mình chưa hiểu.

Khi bạn đang muốn thay đổi một thói quen nào đó, bạn cũng có thể nhờ bạn bè nhắc nhở. Ví dụ: bạn có thói quen trêu chọc người khác quá đà khi mọi người đang kể chuyện, hãy nhờ bạn bè nhắc nhở một cách tế nhị để bạn biết dừng lại.

Yêu cầu sự phản hồi trong công việc

Bên cạnh việc nhận tư vấn từ bạn bè và gia đình, hãy tìm cách để bạn nhận được sự phản hồi từ công việc. Nếu công ty bạn không có một cơ cấu làm việc như thế, bạn có thể thử tự tạo ra một quy trình. Việc này mang tính xây dựng tích cực, giúp mọi người có cơ hội để phản hồi cũng như phản chiếu những điểm mạnh và điểm yếu của mình với người khác.

Khi quá trình phản hồi kết thúc, bạn ghi nhớ bằng cách viết ra những điểm chính quan trọng nhất. Chú ý liệt kê những ưu điểm hoặc khuyết điểm nổi bật nào đó mà trước đây bạn chưa nhận ra.

Tổng kết

Quá trình luyện tập kỹ năng tự nhận thức bản thân có thể diễn ra trong vài năm và cần đến sự hỗ trợ của nhiều người xung quanh bạn. Tạo dựng những thói quen tốt sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng tự nhận thức, ảnh hưởng một cách tích cực đến những phương diện khác trong cuộc sống, đặc biệt là trong các mối quan hệ cá nhân của bạn. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Kỹ năng tự nhân thức bản thân là gì?”.

Quản lý thời gian là gì? Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

Là một kỹ năng sống không thể thiếu tạo nên những người thành công trong thời hiện đại. Đặc biệt là những người bận rộn phải cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình, công việc và các mối quan hệ. Vậy quản lý thời gian là gì? Làm sao để quản lý thời gian hiệu quả? Đọc ngay bài viết sau của Nghề Bếp Á Âu để tìm ra câu trả lời.

Quản Lý Thời Gian Là Gì?

Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ thể, chi tiết từng bước cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra. Vì thời gian có hạn, bạn càng có kỹ năng quản lý thời gian tốt, quỹ thời gian sử dụng càng hiệu quả. Sự hiệu quả của việc quản lý thời gian được đánh giá dựa trên kết quả công việc làm ra, không dựa trên thời gian hoàn thành nhanh hay chậm.

Để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi quản lý thời gian là gì, bạn cần phải trả lời được 3 vấn đề quan trọng: quy trình quản lý thời gian, tầm quan trọng của quản lý thời gian trong công việc và cách áp dụng kỹ năng quản ký thời gian tại công sở.

Quy Trình Quản Lý Thời Gian

Quy trình này bao gồm 4 bước chính:

– Liệt kê và xếp hạng ưu tiên nhiệm vụ theo ngày, theo tuần và theo tháng dựa trên mục tiêu và định hướng công việc và cuộc sống.

– Đo lường, ước lượng thời gian cần để hoàn thành những công việc được đề ra.

– Lập kế hoạch chi tiết, xác định thứ tự ưu tiên làm việc mỗi ngày.

– Tiến hành thực hiện, bám sát kế hoạch đặt ra.

Mỗi bước quản lý thời gian trên đều có những công cụ, kỹ thuật, kỹ năng hỗ trợ để hình thành nên quy trình quản lý thời gian hiệu quả, phù hợp với tính chất công việc và cuộc sống của mỗi người. Việc cần làm là biết dùng các công cụ để hỗ trợ cho quá trình quản lý thời gian hiệu quả.

Tầm Quan Trọng Của Quản Lý Thời Gian Trong Công Việc

Chắc hẳn không ít người thắc mắc tại sao quản lý thời gian lại quan trọng đến vậy? Quản lý thời gian hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được nhiều thành tựu trong cả công việc và cuộc sống cá nhân. Tại sao có người làm việc gấp nhiều lần bạn? Cũng có người chỉ làm bằng một nửa bạn? Bí quyết chính là ở kỹ năng quản lý thời gian của mỗi người.

Giúp tăng năng suất làm việc

Biết cách quản lý thời gian giúp bạn sắp xếp các kế hoạch và nhiệm vụ hàng ngày dựa vào mức độ quan trọng và theo thứ tự ưu tiên. Với danh sách này, bạn sẽ tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nên hoàn thành trước, từ đó tăng hiệu quả công việc.

Khi có nền tảng về kỹ năng quản lý thời gian tốt, bạn sẽ ngăn ngừa việc lãng phí thời gian và năng lượng, tốn ít công sức hơn để hoàn thành công việc vì mọi thứ đều được tổ chức một cách logic, khoa học. Không những thế, quản lý thời gian tốt giúp bạn nâng cao khả năng sáng tạo nhờ những khoảng thời gian trống tiết kiệm từ việc sắp xếp công việc hợp lý.

Rèn luyện khả năng quyết định, giảm bớt áp lực

Việc thiếu kĩ năng quản lý thời gian thường dẫn đến tình trạng làm việc với nhiều áp lực, gián tiếp đưa ra những quyết định sai lầm khi không có đủ thời lượng suy xét. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát thời gian tốt, bạn không những tránh được áp lực “deadline” mà còn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn trong công việc do có nhiều thời gian để suy nghĩ, đánh giá vấn đề.

Hạn chế thói quen xấu, tạo động lực hành động

Những thói quen xấu như trì hoãn công việc, không biết nói không, tổ chức kém sẽ gây tác hại khôn lường cho cá nhân và tập thể nơi cá nhân ấy làm việc. Quản lý thời gian sẽ giúp bạn loại bỏ những thói quen không tốt, đồng thời tạo động lực để bắt tay thực hiện những dự án lớn nhờ kế hoạch đã được vạch ra với mục tiêu rõ ràng và thời gian biểu chính xác.

Một Số Mẹo Giúp Quản Lý Thời Gian Tại Công Sở

Bàn làm việc ngăn nắp

Bàn làm việc quá bừa bộn sẽ làm giảm sự tập trung của bạn. Hãy dành thời gian sắp xếp, phân loại giấy tờ một cách gọn gàng, khoa học để bạn có thể tập trung vào công việc tốt hơn.

Chia nhỏ công việc

Trước một nhiệm vụ lớn, bạn có thể thấy áp lực và khó làm tốt. Thay vào đó, hãy chia nhỏ công việc và sắp xếp thành một quy trình gồm nhiều bước với các mốc deadline tương ứng. Khi bạn hoàn thành từng phần nhỏ công việc, bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn như lúc đầu.

Ghi chú những nhiệm vụ lặp lại

Nếu bạn cảm thấy mình cứ lặp đi lặp lại một nhiệm vụ mỗi ngày, bạn đang làm việc thiếu hiệu quả. Cải thiện tình trạng này bằng cách ghi chú lại quá trình cũng như thời gian thực hiện để rút kinh nghiệm và tìm ra những phương án tốt hơn.

Nâng cao kĩ năng văn phòng

Sử dụng tốt các kỹ năng văn phong: vi tính, đánh máy, kỹ năng tìm kiếm trên mạng hay sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, dành thời gian học thêm các công cụ hữu ích hoặc tham gia các khóa học để nâng cao kỹ năng làm việc, giúp bạn tăng năng suất làm việc một cách đáng kể.

Hy vọng rằng đến đây thì bạn đã biết quản lý thời gian là gì? Hãy bắt đầu kỹ năng quản lý thời gian ngay hôm nay để làm việc, học tập một cách hiệu quả hơn nhé!

Tư duy sáng tạo là gì? Các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo

Thật không ngoa khi nói rằng tư duy sáng tạo là cốt lõi cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Nhờ vào tư duy sáng tạo mà con người đã phát mình ra vô vàn thiết bị tân tiến trong mọi lĩnh vực. Vậy tư duy sáng tạo là gì? Có vai trò thế nào? Và các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo là gì? Hãy cùng Nghề Bếp Á Âu tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tư duy sáng tạo là gì?

Nói một cách dễ hiểu, tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi ra những phương án, chủ đề mới của một hay nhiều người về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Và trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật… đều cần đến tư duy sáng tạo.

Tại các trường học, ngoài các kiến thức chuyên môn, nhà trường luôn ưu tiên rèn luyện cho học sinh những kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống và đặc biệt là tư duy sáng tạo. Mục đích là để học sinh rèn luyện sự nhạy bén, sáng tạo của mình để áp dụng vào đời sống hằng ngày và dễ dàng đạt được thành công hơn.

Vai trò của tư duy sáng tạo

Đối với các bạn học sinh, sinh viên, tư duy sáng tạo giúp bạn làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tòi những điều mới, giúp các bạn tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó, các bạn sẽ dễ dàng đạt được những thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau này.

Bên cạnh đó, kỹ năng sáng tạo cũng giúp bạn tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Đặc biệt, với những ai tham gia vào lĩnh vực truyền thông hay kinh doanh, để đạt được thành công, vượt trội so với những người khác thì tư duy sáng tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, phải có tư duy sáng tạo bạn mới có thể đưa ra các chiến dịch, trend, chiến lược và phương pháp kinh doanh hiệu quả.

Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, tư duy sáng tạo giúp cho con người phát minh ra những công trình mới để cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.

Các phương pháp tư duy sáng tạo

Hãy hành động

Tư duy sáng tạo luôn có trong bất kỳ ai, tuy nhiên nếu bạn không vận dụng nó hoặc cho nó cơ hội phát huy thì theo thời gian kỹ năng này sẽ mất đi. Do đó, thay vì ngồi chờ đợi mọi việc được giải quyết, bạn hãy vận dụng triệt để trí óc của mình để hoàn thành công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây là cách làm tích cực giúp bạn rèn luyện kỹ năng sáng tạo.

Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng

Tư duy sáng tạo là tạo ra điều mới mẻ nhưng không xa rời thực tế. Do đó, bạn cần phải cân bằng giữa thực tế và lý tưởng để những suy nghĩ của bạn có thể vận dụng được vào cuộc sống thường nhật.

Thoải mái và cởi mở

Nếu quá căng thẳng, bạn sẽ vô tình giết chết tư duy sáng tạo của mình. Do đó, bạn cần phải thoải mái giải trí, gặp gỡ trao đổi cùng đồng nghiệp, tìm kiếm những điều thú vị. Như vậy, khả năng sáng tạo mới được phát huy tối đa.

Không quá lo lắng về những vướng mắc

Gặp phải khó khăn trong công việc, cuộc sống là chuyện hiển nhiên, nhưng nếu bạn lo lắng quá độ về những điều này bạn sẽ làm lụi tàn khả năng tư duy và giải quyết vấn đền. Vì vậy, giữ chi tinh thần sáng suốt, thanh tịnh bạn sẽ nhanh chóng nghĩ ra nhiều điều thú vị.

Phá vỡ những nguyên tắc

Đột phá những phương án mới là cách tốt nhất giúp bạn rèn luyện tư duy. Vì nếu mãi giữ những nguyên tắc xa xưa, đi theo lối mòn thì sức sáng tạo của bạn sẽ bị ăn mòn, bạn sẽ rơi vào trạng thái bị động, lười biếng và không còn hứng thú với công việc.

Dám dấn thân

Khi bạn suy nghĩ ra ý tưởng mới, là lần đầu tiên được thử nghiệm, nhưng nếu bạn lo sợ và cảm thấy mức độ rủi ro cao, bạn quyết định từ bỏ. Như vậy, bạn đã tự đánh mất cơ hội của bản thân. Nhưng nếu bạn tự tin vào ý tưởng và khả năng của mình, bạn dám đương đầu với thất bại phát huy năng lực thì trình độ của bạn sẽ được nâng tầm và hoàn thiện hơn.

Không ỷ lại

Nếu bạn cứ ỷ lại và thụ động, không muốn động não khi giải quyết vấn đề thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ dần biến mất. Vì thế, hãy là người nhanh nhẹn, chủ động, đừng che giấu khả năng của mình, bạn sẽ nhận được nhiều thành công hơn.

Tổng kết

Với những thông tin trong bài viết này, bạn đã hiểu hơn tư duy sáng tạo là gì và vai trò của tư duy sáng tạo cũng như cách rèn luyện khả năng này đúng không nào? Hy vọng rằng, bạn sẽ cố gắng rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình hơn nhé!

Tư duy phản biện là gì? Làm sao để rèn luyện tư duy phản biện?

Ngày nay, tư duy phản biện là một kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề. Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể. Vậy tư duy phản biện là gì mà ngày nay lại quan trọng đến thế? Cùng Nghề Bếp Á Âu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tư duy phản biện là gì?

Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về tư duy phản biện. tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa giải thích về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.

Tư duy phản biện tiếng Anh là gì? Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking, đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin mà bạn tin hay những gì mà bạn đang làm. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).

Đặc điểm của tư duy phản biện

Người có tư duy phản biện thường có khả năng:

– Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.

– Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.

– Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.

– Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.

– Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.

– Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.

Tư duy phản biện không chỉ là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc là người có tư duy phản biện tốt. người có tư duy phản biện tốt có khả năng suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.

Không nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kỹ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố cách lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.

Rèn luyện kỹ năng tư duy nhanh

Làm sao để rèn luyện khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy cảm tính? Một vài gợi ý dưới đây có thể là câu trả lời dành cho bạn.

Tích cực trau dồi kiến thức cho bản thân

Người có tư duy phản biện thường có khả năng ăn nói tốt, có thể tranh luận với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, để lập luận tốt chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề mình đang làm việc và cả những ngành nghề không thuộc công việc của mình. Tạp thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thì mình luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác để làm người khác thuyết phục.

Có một tầm nhìn khách quan

Muốn có tư duy phản biện tốt, các bạn cần có cái nhìn khách quan về một vấn đề nào đó, không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Hãy bỏ cái nhìn chủ quan và thay thế bằng suy nghĩ khách quan, có như vậy thì bạn mới có thể lập luận vấn đề một cách chính xác.

Tập thói quen đặt câu hỏi

Khi giải quyết một vấn đề thì cần có thêm những câu hỏi tự đặt ra để nó trở nên hoàn thiện hơn. nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ để phòng tránh mọi trường hợp không hay có thể xảy ra ngoài suy nghĩ của mình. Đây cũng là cách để giải quyết mọi vấn đề một cách chỉn chu, tránh sai sót.

Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến    

Khi nhận diện một vấn đề nào đó, đầu tiên là chúng ta nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì? Về ai? Về điều gì? Liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề. Tại sao A mà không phải B, A đúng hay B đúng, nếu là A thì kết quả thế nào, B thì kết quả thế nào, cái nào mới là cái đúng và chính xác. Từ đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.

Tổng hợp sách hay về tư duy phản biện

Nghề Bếp Á Âu giới thiệu cho bạn 5 cuốn sách để bạn tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện của mình.

Cẩm nang tư duy phản biện: Khái niệm và công cụ (Critical thinking: Concept and Tools)

Một cuốn sách nằm trong bộ sách tư duy gồm 6 cuốn. Trong 46 trang của cuốn sách, bạn sẽ khám phá tư duy phản biện trong một thế giới đầy thú vị. Những triết lý sắc sảo và những quy tắc áp dụng cuốn sách sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về tư duy phản biện.

Đây không phải là một cuốn sách dễ đọc vì những triết lý về tư duy nói chung và tư duy phản biện nói riêng. Nhưng nếu thực sự muốn rèn luyện tư duy phản biện thì đây là một cuốn sách rất đáng đọc.

Tư duy nhanh và chậm (Thinking fast and slow)

Một tác phẩm khoa học rất nổi tiếng nói về tính hợp lý và phi lý của con người trong tư duy. Cuốn sách được chia làm hai phần vô cùng thú vị về hai mặt thú vị của tư duy. Một phần là tư duy nhanh, tự động, thường xuyên được sử dụng, cảm tính, rập khuôn; phần còn lại hướng đến tư duy chậm, ít khi được sử dụng, dùng logic và ý thức.

“Tư duy nhanh và chậm” được bình chọn là Sách khoa học hay nhất của Học viện khoa học Quốc gia năm 2012; Sách hay nhất năm 2011 do tạp chí New York Times bầu chọn; Một trong những cuốn sách kinh tế xuất sắc năm 2011; Cuốn sách được quan tâm nhất năm 2011 của tạp chí Los Angeles bình chọn…

Sau khi đọc xong cuốn sách có thể bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này: Mình tư duy nhanh hay chậm? Mình tư duy cảm tính hay khách quan? Mình có khả năng thiết lập tư duy phản biện hay không?

Lối mòn của tư duy cảm tính

Đã bao nhiêu lần trong đời, bạn đưa ra những quyết định dựa trên cảm tính chủ quan? Cuốn sách sẽ là lời cảnh báo cho những ai đang để cho những quyết định “nguy hiểm” chiếm lĩnh cuộc sống của mình.

Toàn bộ cuốn sách là những nhận định khách quan giải thích cho hàng loạt những hành vi cảm tính, đồng thời giới thiệu về các phương pháp giúp chúng ta hạn chế và loại bỏ những tác động tiêu cực của lối tư duy này.

Sau khi đọc xong cuốn sách, bạn sẽ hiểu rõ những yếu tố nào đang tác động đến quyết định của mình để sau đó đưa ra được những quyết định đúng đắn, khách quan hơn cho cuộc đời mình.

Tư duy phản biện: Công cụ để đảm đương công việc và cuộc sống  (Critical Thinking: Tools for Taking Charge of Your Professional and Personal Life)

Cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả là nhà tư vấn tâm lý nổi tiếng đồng thời cũng là nhà sánh lập Center for Critical Thinking (Trung tâm Tư duy phản biện): Richard W. Paul và Linda Elder.

Nội dung cuốn sách xoay quanh việc sử dụng hiệu quả và phát triển khả năng tư duy phản biện vào để hoàn thiện chính bản thân mình, khám phá những cơ hội, giảm thiểu những quyết định sai lầm nhằm đạt được những mục tiêu lớn của cuộc đời.

Cuốn sách khuyến khích bạn đặt câu hỏi để hoàn thiện mình từng phút một từ quyết định công việc cho đến những mối quan hệ cá nhân. Bạn sẽ tự tin hơn trong suy nghĩ và sự tự tin đó sẽ đi vào những quyết định có thể thay đổi cuộc đời bạn.

Đặt câu hỏi đúng: Dẫn lối tư duy phản biện (Asking the right questions: A guide to critical thinking)

Nguyên tắt đầu tiên của tư duy phản biện đó là biết đặt câu hỏi đúng. Có được những câu hỏi đúng giúp con người thu hẹp khoảng cách giữa việc chỉ ghi nhớ hoặc mù quáng chấp nhận thông tin với một thách thức lớn hơn là phân tích tổng hợp được vấn đề.

Vậy là thế nào để đặt được câu hỏi đúng? Cuốn sách nhỏ bé này sẽ giúp bạn. Cuốn sách mở ra hướng đi khám phá các thành phần của lập luận (vấn đề, kết luận, lý do, bằng chứng, giả định, ngôn ngữ) và cách phát hiện các sai sót, trở ngại đối với tư duy phản biện trong cả giao tiếp bằng văn bản và thị giác.)

Tư duy phản biện là một công cụ rất tuyệt vời để hoàn thiện bản thân và tạo nên những bước ngoặt trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp. Bài viết về tư duy phản biện và những cuốn sách kể trên chỉ là những người dẫn đường đầu tiên, để thành công, bạn nên tìm cơ hội để thực hành dựa vào lý thuyết và tự rút ra bài học cho mình.